Đăng ký học
Bản đồ chỉ dẫn
Facebook

Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
v Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ  nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.   Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Sau đây, tôi xin trình bày: “ Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé”.
NỘI DUNG:
Diễn tiến tình huống:
Trẻ mẫu giáo mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian. Bản thân tôi đã có một tuổi thơ sống ở miền quê, chính vì vậy, những trò chơi dân gian của trẻ con đã gắn bó với tôi trong suốt một thời gian dài. Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ mẫu giáo bé.Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi.Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. Trong lớp tôi còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
Biện pháp xử lý:
Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ:
Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu.
Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi.
Cụ thể như sau:
·        Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé (từ 2 đến 4 tuổi): khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy, trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: “Lộn cầu vồng”,“Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Nu na nu nống”, “Dung dăng dung dẻ”…
·        Với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn (từ 4 đến 6 tuổi): khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:
- Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
- Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
- Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp mẫu giáo bé: “Thả đỉa ba ba”,  “Trốn tìm”, “Đếm sao”, “ Kéo co”, “ Rồng rắn lên mây”, “ Trồng nụ trồng hoa”, “gắp sỏi”…
Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.
·        Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.
·        Ví dụ như trò: “ Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non…Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt…
·        Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng dao):
·        Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù, không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ.
·        Ví dụ như: chơi “ Chi chi chành chành”, trẻ hát:
 “ Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Tam vương ngũ đế…”.
Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành.
·        Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.
Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:
·        Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “ Kéo co”, “ Rồng rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Trồng nụ trồng hoa”…
·        Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Chuyền thẻ”,…
·        Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.
Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi.
·        Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “ Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “ Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “ cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “ Thả đỉa ba ba”, “ Chi chi chành chành”, “ Nhảy lò cò”, “Nhảy dây”… cũng tương tự như vậy.Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều.

Hiệu quả ban đầu:

- Đa số trẻ tham gia các họat động mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên, chủ động.
- Đa số trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.
- Đa số trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
- Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức và thể lực của các trẻ được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
- Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.

Kiểm nghiệm:
Các bé lớp tôi rất thích các trò chơi dân gian và luôn muốn được chơi mỗi khi hoạt động ngoài trời.

Tự nhận xét kết quả:
-  Phát triển ở trẻ tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn khác.
- Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tôi đã giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được một di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

HIỆU QUẢ:

Mặt tích cực:
- Trẻ chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập.
- HĐ ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng để tổ chức cho trẻ chơi
các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy lò cò”, “ Thả đỉa ba ba”…
Mặt hạn chế: Một số trẻ nhút nhát chưa tham gia vào trò chơi.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC TIỄN:

- Cần phải tổ chức cho trẻ được tham gia nhiều trò chơi mới. Động viên tất cả trẻ cùng tham gia vào trò chơi.
- Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai.
- Những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức trong cuộc sống.

KẾT LUẬN:

Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ phần nào cũng đã giúp trẻ thoả mãn nhu cầu được vui chơi với hiện trạng xã hội hiện nay còn thiếu nhiều khu vui chơi cho trẻ, giúp bồi dưỡng và bảo tồn được di sản văn hoá của dân tộc.
P/s: đây là những thông tin được cập nhật từ nhiều nguồn dữ liệu cho anh/chị tham khảo.
Nếu các anh/chị thấy hay và muốn tải về để tham khảo thì vui lòng gửi thông tin về mail :
“Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé” gửi tới mail:
suphammamnon.org@gmail.com

Hoặc gọi Hotline: 0938 85 53 52 -0961 06 43 45

Chúng tôi sẽ nhanh chóng gửi tài liệu cho các bạn
Hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách: sau khi đọc xong bài viết hãy like và coment một điều gì đó để khích lệ chúng tôi, chúng tôi có thêm động lực cập nhật thêm những tài liệu cho mọi người cùng nhau tham khảo.

Tài liệu tham khảo thêm:

Khóa học tham khảo:
 
Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý mầm non 
Bồi dưỡng nghiệp vụ hiệu trưởng mầm non 
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mầm non
Bồi dưỡng nghiệp vụ bảo mẫu mầm non
Bồi dưỡng nghiệp vụ cấp dưỡng mầm non




quang cao
Chat Zalo OA
Chat Facebook
033-833-4545